Đến thăm đường Nguyễn Chí Thanh và điểm tập kết “Cây Xanh” Hà Nội
Thay thế cho những cây hoa sữa là những cây vàng tâm cao chừng 20 m, được cắt tỉa cành lá. Việc thay vàng tậm khiến nhiều nhà chuyên môn tỏ ra không đồng tình vì "cây này ưa ẩm, thích hợp ở vùng núi cao". Tiến sĩ Đặng Văn Hà, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất (Đại học Lâm nghiệp) cho rằng: "Cây mới trồng thay thế cần phải có màu xanh ngay, chứ không thể giống như cắm cái cọc, không có tán, không có lá".
Căn cứ vào đặc điểm của cây mới, chuyên gia thực vật Nguyễn Tiến Hiệp khẳng định: "Cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm, dù cùng một nhóm". Loại gỗ này bình thường dùng để làm giấy ở vùng Yên Bái, Tuyên Quang, không thích hợp trồng nơi đô thị vì lá rất thưa và khả năng sống không cao do điều kiện thổ nhưỡng Hà Nội không phù hợp. Chưa đầy một tuần sau, đêm 22/3, một đơn vị đã cho nhổ bốn cây được gọi là vàng tâm trước cửa khách sạn Bảo Sơn lên và thay thế bằng những cây mới.
Bốn cây mới trồng thấp hơn so với những cây cũ, có cành vươn dài khoảng gần 2 m, lá xanh sum suê. Thân cây có đường kính lớn hơn những cây vàng tâm trồng trước đó khoảng 5 cm.
Trong khi những cây được gọi là vàng tâm trồng trước đó cùng trên đường Nguyễn Chí Thanh có phần thân màu sáng, không đốm mốc.
Ông Bình - một nhân viên bảo vệ cửa hàng trên đường Nguyễn Chí Thanh cho biết, việc thay cây lần hai được thực hiện trong đêm 22/3.
Theo ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, "cây thay thế lần hai ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm trưởng thành có tán rộng, nụ hoa, lá xanh tốt, được nhà tài trợ trồng làm mẫu. Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn mua về".
Tuy nhiên, đại diện ngân hàng VPBanks (nhà tài trợ) cho rằng không tự lựa chọn và trồng mẫu loại cây này. "Dù cam kết tài trợ để trồng cây nhưng đến nay đơn vị chưa chi tiền vì chưa nhận được thông báo nào về chi phí cũng như các nội dung khác về việc trồng cây trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh", vị này nói.
Khu vườn ươm Cầu Diễn (Nam Từ Liêm), thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp quản lý cắt sửa cây xanh (Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội), nằm trên đường K2, cách quốc lộ 32 vài trăm mét, rộng hàng chục hecta, là điểm ươm, trồng và tập kết những cây xanh được đánh chuyển trên các tuyến phố của thủ đô.
Những cây xanh bị đốn hạ
Đoạn đường dài cả trăm mét chất đống cành và gỗ xà cừ, có khúc có đường kính hơn 100 cm. Theo lãnh đạo của Công ty Công viên cây xanh, khu vực này dùng để chứa gỗ và cành củi thu được sau khi chặt cây chết, sâu bệnh, gãy đổ hoặc có nguy cơ đe dọa an toàn của người dân.
Những cây gỗ lớn không bị sâu mọt sẽ mang đi đấu giá
Từ cuối năm 2014, một lượng lớn gỗ xà cừ thu được sau khi tiến hành chặt hạ hơn 400 cây phục vụ các dự án đường tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội được tập kết về đây. Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, củi gỗ thu hồi công ty không được tổ chức đấu thầu. Giá trị một mét khối gỗ tùy theo từng thời điểm trung tâm thẩm định giá Sở Tài chính đưa ra. “Sau một quý, thường là 3 tháng. Công ty báo cáo Sở Tài chính, Sở giới thiệu một công ty đấu thầu, công ty này đứng ra tổ chức thông báo đến các tổ chức, cá nhân muốn mua củi gỗ đến đấu thầu. Tiền đấu thầu thu được sau đó nộp vào ngân sách”.
Nhân Viên bảo vệ công viên đứng canh gác không cho những người không phận sự vào
Cả hai lối cổng vào của khu tập kết thân gỗ này được canh giữ nghiêm ngặt. "Ai muốn vào đây phải xin lệnh cấp trên. Nếu tự ý đưa người vào là tôi mất việc", nhân viên bảo vệ công viên cây xanh cho biết.
Theo VNE
0 nhận xét:
Đăng nhận xét